Lịch sử Đông_Timor

Bài chi tiết: Lịch sử Đông Timor

Buổi đầu lịch sử

Hòn đảo TĂNG TẤN TÀI ban đầu được sinh sống như một phần của các chuyến di cư của con người từng hình thành nên Australasia ở một mức độ lớn hơn. Mọi người tin rằng những hậu duệ của ít nhất ba làn sóng di cư vẫn sống tại nước này. Đợt di cư đầu tiên liên quan tới các nhóm bản xứ chính của New GuineaAustralia, và đã tới trước 40,000 năm trước. Khoảng năm 3000 TCN, người Nam Đảo đã di cư tới Timor, và có lẽ liên quan tới sự phát triển của nông nghiệp tại đây.[cần dẫn nguồn] Đợt thứ ba, người tiền Mã Lai đã tới từ nam Trung Quốc và bắc Đông Dương.[10] Địa hình núi non khiến các nhóm này bị chia tách với nhau, và điều này giải thích tại sao có sự đa dạng ngôn ngữ lớn ở Đông Timor ngày nay.

Timor được tích hợp vào các mạng lưới thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ ở thế kỷ XIV như một nhà xuất khẩu gỗ đàn hương, nô lệ, mật ongsáp ong. Ghi chép lịch sử sớm nhất về hòn đảo TimorNagarakretagama ở thế kỷ 145, Canto 14, xác định Timur là một hòn đảo bên trong vương quốc của Majapahit. Những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên nói rằng hòn đảo có một số vị lãnh chúa hay hoàng thân ở đầu thế kỷ XVI. Một trong những lãnh thổ lãnh chúa lớn nhất là vương quốc Wehali (Wehale) ở trung tâm Timor, có thủ đô tại Laran, Tây Timor, nơi các nhóm sắc tộc Tetum, BunaqKemak sinh sống.

Chế độ thuộc địa Bồ Đào Nha

Người Bồ Đào Nha là những người châu Âu đầu tiên thực dân hoá Hàng hải Đông Nam Á khi họ tới đây vào thế kỷ XVI.[11] Họ đã thiết lập các tiền đồn tại (hiện là của Indonesia) Đảo Maluku và Timor và các hòn đảo xung quanh. Trong thời Nhà Habsburg cai trị Bồ Đào Nha (1580–1640), tất cả các tiền đồn xung quanh đều mất và cuối cùng rơi vào sự kiểm soát của người Hà Lan ở giữa thế kỷ XVII. Sự chiếm đóng hoàn toàn của châu Âu với một phần nhỏ lãnh thổ chỉ bắt đầu sau năm 1769, khi thành phố Dili, thủ đô của cái gọi là Timor thuộc Bồ Đào Nha, được thành lập.[12] Trong thế kỷ XIX, người Hà Lan giành được chỗ đứng ở nửa phía tây hòn đảo Tây Timor, và chính thức nhận nó năm 1859 theo Hiệp ước Lisbon. Biên giới xác định được thành lập theo Hiệp ước Hague năm 1916, và nó vẫn tiếp tục là biên giới quốc tế giữa các nhà nước kế tục là Đông Timor và Indonesia.

Với người Bồ Đào Nha, Đông Timor không có giá trị gì nhiều ngoài việc là một cơ sở thương mại đã bị thất thời cho tới tận cuối thế kỷ XIX. Đầu tư vào hạ tầng, y tế và giáo dục ở mức tối thiểu. Gỗ đàn hương vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính và cà phê cũng trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng từ giữa thế kỷ XIX. Tại những nơi chế độ cầm quyền Bồ Đào Nha có vị thế vững chắc, sự cai trị thường mang tính khai thác và tàn bạo.[13] Đầu thế kỷ XX, nền kinh tế suy giảm trong nước buộc người Bồ Đào Nha phải bòn rút nhiều hơn nữa từ các thuộc địa và điều này đã dẫn tới sự phản kháng của người Timor.[13]

Cuối năm 1941, Timor thuộc Bồ Đào Nha bị quân đội Hà Lan và Australia chiếm đóng trong một thời gian ngắn nhằm ngăn chặn trước một cuộc xâm lược của Nhật Bản vào hòn đảo này. Thống đốc người Bồ Đào Nha đã phản đối cuộc xâm lược, và các lực lượng Hà Lan đã quay trở về khu vực Hà Lan của hòn đảo.[14] Người Nhật đổ bộ và đẩy lùi lực lượng nhỏ của Australia ra khỏi Dili, và những vùng nội địa núi non bắt đầu trở thành chiến trường của một cuộc chiến tranh du kích, được gọi là Trận Timor. Cuộc chiến đấu giữa các lực lượng Đồng Minh và người tình nguyện Timor chống lại Nhật Bản đã khiến khoảng từ 40,000 tới 70,000 người Timor thiệt mạng.[cần dẫn nguồn] Sau khi chiến tranh chấm dứt, quyền cai trị của Bồ Đào Nha được tái lập.

Quá trình giải thực tại Timor thuộc Bồ Đào Nha bắt đầu năm 1974, sau sự thay đổi chính phủ tại Bồ Đào Nha trước Cách mạng Carnation. Trước sự bất ổn chính trị và những lo ngại ngày càng gia tăng về quá trình giải thực tại AngolaMozambique, Bồ Đào Nha đã hoàn toàn từ bỏ Đông Timor và nước này đơn phương tuyên bố nền độc lập của mình ngày 28 tháng 11 năm 1975.[cần dẫn nguồn] 9 ngày sau, Đông Timor bị các lực lượng Indonesia xâm lược và chiếm đóng trước khi tuyên bố độc lập được quốc tế công nhận.

Chiếm đóng của Indonesia

Khi các đảng chính trị bắt đầu hình thành và xuất hiện trong nước, quân đội Indonesia đã thực hiện một chiến dịch hỗ trợ Apodeti, một đảng ủng hộ Indonesia khuyến khích sự chia rẽ giữa các đảng ủng hộ độc lập của Đông Timor.[cần dẫn nguồn] Một cuộc nội chiến ngắn diễn ra năm 1975. Indonesia cho rằng đảng FRETILIN của Đông Timor, nhận được một số sự hỗ trợ từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, là cộng sản. Sợ rằng một hiệu ứng domino cộng sảnĐông Nam Á và sau chiến dịch của họ ở Miền Nam Việt NamHoa Kỳ,[15] cùng với đồng minh của mình Australia,[16] ủng hộ các hành động của chính phủ Indonesia theo phương Tây. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã nhất trí bỏ phiếu đòi Indonesia ngừng cuộc xâm lược và rút quân lập tức khỏi các biên giới của Đông Timor, nhưng đã bị Mỹ ngăn cản không thể áp đặt bất kỳ lệnh cấm vận kinh tế hay các biện pháp nào để buộc thực hiện quyết định này.

Đông Timor được tuyên bố trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia vào 17tháng 7 năm 1976.[17] Vị thế danh nghĩa của nó tại Liên hiệp quốc còn lại là vị thế của một "lãnh thổ không tự quản dưới quyền hành chính của Bồ Đào Nha."

Biểu tình đòi độc lập khỏi Indonesia.

Sự cai trị của Indonesia ở Đông Timor thường ghi dấu bởi bạo lực và tàn bạo đặc biệt; ước tính số người Đông Timor chết trong thời gian chiếm đóng từ 60,000 đến 200,000 người,[18] Một báo cáo thống kê chi tiết được thực hiện cho Cao uỷ về Tiếp Nhận, Sự thật và Hoà giải tại Đông Timor đã chỉ ra con số tối thiểu 102,800 cái chết có liên quan tới cuộc xung đột trong giai đoạn 1974–1999, có nghĩa là, xấp xỉ 18,600 vụ giết hại và 84,200 cái chết 'thêm nữa' vì nạn đói và bệnh tật.[19]

Lực lượng du kích Đông Timor, Falintil, đã tổ chức một chiến dịch chống lại các lực lượng Indonesia trong giai đoạn 1975–1999, một số thành viên đã được các lực lượng đặc biệt của Bồ Đào Nha huấn luyện ở nước này.[cần dẫn nguồn] Vụ thảm sát Dili là thời điểm khiến sự nghiệp của người Đông Timor được biết đến trên trường quốc tế, và một phong trào đoàn kết Đông Timor tư sản đã phát triển ở Bồ Đào Nha, Australia và Hoa Kỳ.

Độc lập

Sau một thoả thuận được Liên hiệp quốc bảo trợ giữa Indonesia, Bồ Đào Nhà và Hoa Kỳ và một quyết định đáng ngạc nhiên của Tổng thống Indonesia B. J. Habibie, một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hiệp quốc giám sát đã được tổ chức ngày 30 tháng 8 năm 1999, để lựa chọn giữa quy chế Tự trị Đặc biệt bên trong Indonesia và độc lập. 78.5% cử tri lựa chọn độc lập, nhưng với những vụ xung đột bạo lực, chủ yếu gây ra bởi các thành phần bên trong quân đội Indonesia và được sự hỗ trợ của các du kích Timor ủng hộ Indonesia do Eurico Guterres lãnh đạo, diễn ra ngay sau đó. Một lực lượng gìn giữ hoà bình (INTERFET dưới sự chỉ huy của Australia) can thiệp để tái lập trật tự. Các chiến binh du kích đã bỏ chạy qua biên giới để vào Tây Timor của Indonesia và lấy đó làm căn cứ để thỉnh thoảng tổ chức các cuộc tấn công vũ trang. Khi các cuộc tấn công đó bị đẩy lùi và áp lực quốc tế buộc Indonesia phải rút lui sự hỗ trợ ngầm của họ,[cần dẫn nguồn] quân du kích đã giải tán. INTERFET đã được thay thế bằng một lực lượng Cảnh sát Quốc tế của Liên hiệp quốc, sứ mệnh này được gọi là UNTAET, và UNTAET Crime Scene Detachment được thành lập để điều tra những cáo buộc về những hành động tàn bạo. UNTAET được Sérgio Vieira de Mello lãnh đạo với tư cách Hành chính viên Chuyển tiếp của Liên hiệp quốc từ tháng 12 năm 1999 tới tháng 5 năm 2002. Ngày 2 tháng 12 năm 1999, De Mello thành lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia (NCC), một cơ cấu chính trị gồm 11 người Đông Timor và bốn thành viên UNTAET có trách nhiệm giám sát quá trình ra quyết định trong giai đoạn chuyển tiếp hướng tới độc lập. Tuy nhiên, ban đầu UNTAET đã gặp những khó khăn trong việc tạo lập sự tin cậy với nó trong giới lãnh đạo người Timor, dẫn tới tình trạng bạo lực đường phố. Một cuộc họp quan trọng ngày 1 tháng 3 năm 2000, đã tập hợp giới lãnh đạo người Timor và Liên hiệp quốc lại với nhau để đưa ra một chiến lược mới, và xác định những nhu cầu hiến pháp. Cuộc họp do Francis Martin O'Donnell[20] tổ chức, và phái đoàn Timor dưới sự lãnh đạo của José Ramos-Horta, và gồm cả Mari Alkatiri. Kết quả là một kế hoạch chi tiết được đồng thuận về một sự đồng quản lý quyền lực hành pháp, gồm cả các lãnh đạo của Đại hội Quốc gia vì sự Tái thiết Timor (CNRT), dưới sự lãnh đạo của tổng thống tương lai Xanana Gusmão. Các chi tiết khác nữa được vạch ra trong một hội nghị tháng 5 năm 2000. De Mello đã đệ trình kế hoạch chi tiết mới cho một hội nghị các nhà tài trợ tại Lisbon,[21] ngày 22 tháng 6 năm 2000, và tới Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 27 tháng 7 năm 2000.[22] Ngày 12 tháng 7 năm 2000, NCC thông qua một quy tắc thành lập một Nội các Chuyển tiếp gồm bốn người Đông Timor và bốn đại diện của UNTAET.[23] Cơ quan hành chính mới đã thành công trong việc đặt ra các nền tảng hiến pháp cho độc lập, và vào ngày 27 tháng 9 năm 2002, Đông Timor gia nhập Liên hiệp quốc.

Hậu độc lập

Tháng 4 năm 2006, những cuộc bạo động bùng phát ở Dili sau sự đối đầu giữa cảnh sátquân đội; 40 người đã chết và 20,000 phải bỏ nhà cửa. Trận đánh giữa quân đội ủng hộ chính phủ và quân đội Falintil bất mãn nổ ra tháng 5 năm 2006.[24] Theo lời kêu gọi của vị Thủ tướng, Australia, Malaysia, New Zealand, và Bồ Đào Nha đã gửi quân tới Timor, tìm cách giải quyết bạo lực.[25] Ngày 26 tháng 6, Thủ tướng Mari Alkatiri từ chức, sau một tối hậu thư từ Tổng thống Xanana Gusmão rằng ông sẽ từ chức nếu Alkatiri không làm như vậy.[26] José Ramos-Horta được chỉ định làm người kế vị Alkatiri ngày 8 tháng 7 năm 2006.[27] Tháng 4 năm 2007, Gusmão thua khi tìm cách ở lại thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 4 năm 2007 các đợt bạo lực lại bùng phát vào tháng 2 và tháng 3 năm 2007. José Ramos-Horta lên nhậm chức Tổng thống ngày 20 tháng 5 năm 2007, sau khi giành chiến thắng ở vòng hai cuộc bầu cử.[28] Gusmão tuyên thệ trở thành Thủ tướng ngày 8 tháng 8 năm 2007. Tổng thống Ramos-Horta đã bị thương nặng trong một âm mưu ám sát ngày 11 tháng 2 năm 2008, trong một cuộc đảo chính không thành công rõ ràng do Alfredo Reinado lãnh đạo, một binh sĩ phản bội đã chết trong vụ tấn công. Thủ tướng Gusmão cũng bị bắn ở một địa điểm khác nhưng ông đã thoát nạn và không bị thương. Chính phủ Australia lập tức gửi các lực lượng tăng cường tới Đông Timor để giữ gìn trật tự.[29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đông_Timor http://www.billanderson.com.au/Gazetteer-Patents.h... http://crikey.com.au/articles/2005/05/09-1204-7954... http://www.smh.com.au/news/world/australia-cant-fi... http://www.austlii.edu.au/au/other/dfat/treaties/2... http://www.asianlang.mq.edu.au/INL/onlineopinion.h... http://www.aph.gov.au/library/pubs/RN/2001-02/02rn... http://www.awm.gov.au/cms_images/histories/20/chap... //nla.gov.au/anbd.aut-an50180159 http://www.atns.net.au/biogs/A002026b.htm http://www.radioaustralia.net.au/news/timelines/s1...